Trắc nghiệm tính cách MBTI, chúng tôi cung cấp phần mềm trắc nghiệm MBTI miễn phí giúp bạn hiểu được tính cách của bản thân và mọi người xung quanh, từ đó bạn có thể vận dụng để ứng xử và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Những khuyến cáo khi làm bài trắc nghiệm MBTI

   Khi bạn làm bất cứ điều đều bị ảnh hưởng bởi điều kiện tác động bên ngoài. Trắc nghiệm MBTI cũng không ngoại lệ. Sau đây là một số khuyến cáo để các bạn làm bài Trắc Nghiệm MBTI đạt kết quả chính xác nhất.



  •  Bạn nên làm bài trắc nghiệm MBTI trong điều kiện tâm trạng bình thường nhất để đạt được kết quả chính xác. Khi tâm trạng bất ổn, phấn khích, lo lắng, buồn rầu hoặc đang quá vui mừng thì bạn không nên làm bài trắc nghiệm này.


  •  Những người chưa trưởng thành về mặt tâm lí thì không nên làm bài trắc nghiệm này bởi quá trình phát triển chưa hoàn thiện do đó sẽ có rất nhiều thay đổi về tâm sinh lí theo thời gian. Kết quả trắc nghiệm MBTI sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn về lâu dài.


  •  Đảm bảo thời gian làm bài đủ, không quá gò bó. Thời gian quá ngắn dẫn đến nóng vội, đáp án bạn chọn có thể sai lệch với thực tế từ đó đưa ra kết quả không chính xác.


  •   Các câu trả lời phải trung thực, đáp án đưa ra phải chính xác hoặc gần đúng nhất với bản thân. Bạn nên làm bài trắc nghiệm một mình để tránh bị ảnh hưởng người xung quanh để không bị  mắc cỡ, sợ bị trêu chọc. 


  •  Bạn nên làm lại bài trắc nghiệm MBTI từ 1-2 lần để đảm bảo tính chính xác tuyệt đối hoặc có thể làm lại trong 2 thời điểm khác nhau tránh trường hợp bị tác động bên ngoài ảnh hưởng làm kết quả sai lệch. Không thực hiện làm nhiều lần cùng một thời điểm vì như vậy kết quả sẽ sai.


  •  Nếu bạn đang có tâm tư, suy nghĩ về chuyện xung quanh nên dừng việc làm bài lại.


  • Với một số người chắc chắn sẽ không có từ ngữ nào có thể miêu tả chính xác về họ kể cả trắc nghiệm MBTI 

Điều cuối cùng muốn nói với các bạn rằng tính cách có thể thay đổi và cải thiện được vì vậy khi làm bài trắc nghiệm MBTI bạn cần thực hiện một cách trung thực nhất để xác định được điểm mạnh và điểm yếu của bạn từ đó vận dụng được vào trong lựa chọn nghề nghiệp. Bạn nên làm lại nhiều lần để có độ chính xác tuyệt đối

Có thể bạn quan tâm

4 tiêu chí phân loại tính cách trong trắc nghiệm MBTI
MBTI là gì?




0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts

Popular Posts

Unordered List

Sample Text

Pages

Người đóng góp cho blog

Được tạo bởi Blogger.