Trắc nghiệm tính cách MBTI, chúng tôi cung cấp phần mềm trắc nghiệm MBTI miễn phí giúp bạn hiểu được tính cách của bản thân và mọi người xung quanh, từ đó bạn có thể vận dụng để ứng xử và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Chủ Nhật, 15 tháng 11, 2015

ENTJ qua các giai đoạn trong trắc nghiệm tính cách bản thân ( Phần 4)

Ngoài 2 chức năng như đã nêu lên ở ENTJ qua các giai đoạn trong trắc nghiệm tính cách bản thân ( Phần 3) sau đây xin cung cấp thêm về 2 nhóm chức năng còn lại trong trắc nghiệm tính cách bản thân  để hiểu rõ hơn về nhóm tính cách ENTJ.



Chức năng Thứ cấp của ENTJ: Giác quan Hướng ngoại (Se)

Giác quan Hướng ngoại (Se) là một chức năng đầy xúc cảm, bản năng và thèm muốn. Nhóm Se tìm kiếm cảm giác mới lạ, sự rung động về thể xác và thoải mái về vật chất.

ENTJ có thể có kha khá những sở thích “trần tục” như tận hưởng cảm giác mới lạ, trải nghiệm hay đạt được sự thoải mái thể xác. Họ có thể trở nên cụ thể về mặt chất lượng, ngoại hình và trạng thái của ngôi nhà và các tài sản của họ. Như những NJ khác, họ có thể bị hấp dẫn bởi những điều bình thường trong cuộc sống, bao gồm cả sự lôi cuốn đến từ lối sống sang trọng.

Như đã đề cập, sự thật ENTJ trong trắc nghiệm tính cách là nhóm phát xét chủ đạo, nghĩa là Te thường lấn át bất cứ mối bận tâm Se nào. Vì vậy trong khi ENTJ có thể tận hưởng vật chất và trải nghiệm từ Se, họ thường chậm lại lại để dành thời gian cho những lịch trình đã được định hướng bởi T.


Chức năng Hạ cấp của ENTJ: Cảm xúc Hướng nội (Fi)

Giống như các nhóm khác trong trắc nghiệm tính cách bản thân,  ENTJ có thể trở nên mù quáng khi Chức năng Hạ cấp ảnh hưởng đến quyết định và hành vi của họ. Không có sự nhận thức toàn diện về Chức năng Hạ cấp, họ có thể tiếp tục cảm thấy không trọn vẹn và thiếu sáng suốt khi đưa ra các quyết định trong cuộc sống, sự nghiệp và các mối quan hệ. Như một hệ quả, ENTJ tìm kiếm sự hiểu biết cá nhân và cần phải tự trưởng thành để hiểu được cách mà Chức năng Hạ cấp – Cảm xúc Hướng nội, biểu lộ trong tính cách.

Fi kéo theo sự chú trọng đến cảm xúc, sở thích và các giá trị cá nhân. Trong tất cả các nhóm, các IFP là nhóm “chú trọng bản thân” nhất (theo nghĩa trung lập) với sự tôn trọng và mối quan tâm cho việc khám phá và quản lý những giá trị và cảm xúc cá nhân. ENTJ – những người có Fi là Chức năng Hạ cấp và phần lớn là vô thức, không hề thích thú với việc sẵn sàng tiếp cận cảm xúc và giá trị cá nhân. Giống như các nhóm có T là chủ đạo khác, cảm xúc có thể trở nên khó giữ lại hay nắm bắt đối với ENTJ. Vì vậy, trong những trường hợp sự phản hồi “tôn trọng cộng đồng” về mặt cảm xúc cần được đảm bảo, ENTJ có thể cảm thấy khá không thoải mái, bởi trải nghiệm về cảm xúc của họ thường khá yếu. Họ sau đó thường phải dùng đến Te để đưa ra những lời chia buồn hay tương tự vậy, những lời ấy nghe có chút máy móc, không hợp cảnh và cụt ngủn trong những tình huống đầy cảm xúc. ENTJ có thể phải cùng lúc phát triển khả năng chiến lược để cải thiện những tình huống đáng buồn đó, cho phép họ thoát khỏi thảm trạng cần dùng đến sự ủng hộ về mặt cảm xúc hay đồng cảm với mọi người.

Fi cũng có liên kết với sự phát triển của hệ thống giá trị và đánh giá cá nhân, không phụ thuộc vào ngoại cảnh bên ngoài. Hệ thống giá trị và tầm nhìn cá nhân từ bên trong đem đến cho IFP sự tự tin và khả năng điều khiển nội tại. ENTJ, ngược lại, không có được cùng mức tự tin ấy bởi ảnh hưởng tự nhiên từ Chức năng Hạ cấp Fi. Bù lại, họ tập trung vào quản lý và vận hành thế giới bên ngoài. Họ, một cách bản năng, cảm thấy cách tốt nhất để điều khiển bản thân mình là thông qua việc điều khiển thế giới xung quanh, trái ngược hoàn toàn với cách tiếp cận của IFP. Các IFP cảm thấy khá bất lực trong khả năng quản lý thế giới bên ngoài (Te) và phản ứng bằng cách tập trung vào thế giới nội tại mà họ có thể dễ dàng nắm bắt (Fi).

Với cách nó đó, thực sự là sai lầm nếu bạn cho rằng chức năng Fi của ENTJ không có sức mạnh hay thiếu sự hảnh hưởng. Trong khi họ có thể cảm thấy họ trải nghiệm khá ít sự kiểm soát có ý thức đối với Fi, nó vẫn có thể gây ảnh hưởng theo cách ít có ý thức hơn. Như tôi đã nói trước đó, Chức năng Hạ cấp có thể đảm nhiệm một vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin và định hướng Chức năng Chủ đạo, gây ảnh hưởng đến giá trị và mục tiêu của nó.

Cụ thể hơn, chức năng Fi của ENTJ có thể buộc họ làm việc hướng tới những nguyên nhân gây ảnh hưởng trực tiếp đến họ. Ví dụ, một ENTJ có cha mẹ đã mất trong một bệnh dịch hiếm gặp có thể quyết định trở thành một bác sĩ hay dược sĩ. Chức năng Fi của họ cũng có thể khiến họ đặt gia đình và con cái ở vị trí quan trọng hơn rất nhiều so với những gì mà người khác thường nghĩ ở một nhóm Lý trí chủ đạo. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là sẽ tốt nếu ENTJ bị điều khiển và chèn ép bởi Fi. Ngược lại, những ENTJ, chưa tính đến cả xã hội nói chung, làm việc tốt hơn trong những môi trường có thể tận dụng thế mạnh Te-Ni của họ.

Trắc nghiệm MBTI đầy đủ cung cấp thêm các quá trình ENTJ xem xét học dùng chức năng Te của mình . Như các chức năng đánh giá chủ đạo khác, ENTJ có thể bị đẩy tới trạng thái bức bách khi cần đưa ra quyết định hay hoàn thành một nhiệm vụ. Trạng thái khẩn cấp này có thể dẫn tới những quyết định thiếu chín chắn và sai lầm, hiệu năng thấp trong công việc, hay ám ảnh một số hành vi. Chẳng hạn, ENTJ định hình sẵn những gì họ muốn đạt được trong một ngày nào đó, rồi ngay sau đó phát hiện ra dự án này lớn hơn nhiều so với họ dự định ban đầu. Nhưng khi những công việc lớn hơn đồng nghĩa với những thử thách lớn hơn, họ có thể nhắm mắt làm liều và xem họ chuyện gì sẽ xảy ra nếu họ vẫn quyết định sẽ giải quyết toàn bộ công việc. Một trong những trở ngại khi họ làm vậy là họ bị khóa trong trạng thái “Đánh giá”, bất cứ sự thiên lệch về “Tiếp nhận” nào cũng có thể ngăn cản họ hoàn thành mục tiêu đã đề ra theo một lộ trình thời gian đã định sẵn. Nó cũng có thể khiến họ gạt đi tất cả mọi người mà họ cho rằng đang xâm nhập và ngăn cản họ đạt được mục tiêu.

Để vận hành môt cách trơn tru, trắc nghiệm tính cách bản thân khuyên họ rằng , ENTJ cần chắc chắn rằng họ sử dụng chức năng Tiếp nhận với khoảng thời gian thích hợp thay vì chạy đua để đạt được mục đích. Trong khi hiểu được mong muốn của họ với việc đạt được điểm kết thúc, các ENTJ có thể làm lợi cho bản thân bằng cách duy trì trạng thái mở đối với những khả năng thay thế, nhận ra rằng chức năng Tiếp nhận đang lấp vào cuộc đời họ bằng sự tinh chất và giàu có. Nó cho phép họ sống giống mọi người hơn, thay vì lúc nào cũng bám vào một lộ trình đã định sẵn. Điều này không có nghĩa là ENTJ nên ngừng việc hành xử như chính họ và biến thành ENTP, mà là hãy tìm ra sự cân bằng giữa “Đánh giá” và “Tiếp nhận”.


Trắc nghiệm tính cách miễn phí MBTI giải đáp khúc mắc từng giai đoạn phát triển của ENTJ tương ứng với 4 chức năng chính của nó, qá trình  hình thành và phát triển như thế nào từ đó định hướng sự phát triển bản thân và quá trình lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.


Xem thêm:
ENTJ qua các giai đoạn trong trắc nghiệm tính cách bản thân ( Phần 1 )
ENTJ qua các giai đoạn trong trắc nghiệm tính cách bản thân ( Phần 2 )



0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts

Popular Posts

Unordered List

Sample Text

Pages

Blog Archive

Người đóng góp cho blog

Được tạo bởi Blogger.