Trắc nghiệm tính cách MBTI, chúng tôi cung cấp phần mềm trắc nghiệm MBTI miễn phí giúp bạn hiểu được tính cách của bản thân và mọi người xung quanh, từ đó bạn có thể vận dụng để ứng xử và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

Tính cách MBTI - INTJ trong giao tiếp


Điểm nhấn trong giao tiếp
  • Điềm tĩnh, quyết đoán, tập trung vào tác vụ, hữu dụng và hiệu quả.
  • Tập trung vào tương lai và ý tưởng; hệ thống suy luận trong xử lí vấn đề được trải rộng và mang tính khái quát.
  • Sử dụng và tin tưởng phương pháp phân tích logic cho các hoạt động suy luận và lên kế hoạch.
  • Cung cấp tầm nhìn, ý tưởng; quan trọng những khả năng sáng tạo và những phương pháp mang tính rộng mở.
  • Độc lập và tự chủ; chủ động giữ những ý tưởng và suy luận trong đầu cho riêng mình.
Ấn tượng đầu
  • Im lặng, khép kín, có phần xa cách; cần thời gian cá nhân để chuyển hóa, phân loại thông tin thành những khái niệm nhất định.
  • Phân tích, dò hỏi và chất vấn trước khi chấp nhận bất kì điều gì.
  • Không ngại chỉ dẫn người khác, nhưng lại không hứng thú với những chức vụ dẫn dắt và theo dõi.
  • Sẽ đưa ra lời khuyên và những biện pháp hơn là vòng vo giữa những lựa chọn.
  • Lựa chọn tự thân hoàn thành nhiệm vụ hơn là tốn thời gian giải thích những nhiệm vụ đó với người khác.
Những điều họ muốn nghe
  • Những ý tưởng được chia sẻ với những người trọng tính chuyên nghiệp, hiểu biết sâu rộng.
  • Những lí giải tường tận về những phương cách và lí do để một hệ thống nào đó có thể vận hành.
  • Những chuỗi xâu kết chặt chẽ mang tính lâu dài và những kế hoạch mang tính chiến lược.
  • Những ý tưởng, tư tưởng mang tính lý thuyết và phức tạp.
  • Góp ý của những người khác trong quá trình phát triển nền móng cho những kế hoạch.
Phong cách thể hiện bản thân
  • Những cuộc trao đổi thường nhanh gọn, thẳng vào vấn đề chính và tập trung vào nhiệm vụ cũng như mục tiêu chủ đích.
  • Trao đổi thông qua ý tưởng và câu hỏi chất vấn.
  • Không ngừng tìm kiếm những ý tưởng mới mẻ và những chiến lược hiệu quả để giải quyết những vấn đề nảy sinh.
  • Không buồn giải thích những hành động của mình; thường tự thân hoàn thành công việc trước khi thông báo cho người khác.
  • Thiếu kiên nhẫn đối với những người không hiểu được tầm nhìn và những sáng kiến của mình.
Cho/Nhận những góp ý
  • Dựa vào bản thân, nghiêm khắc với bản thân cũng như người khác.
  • Trực diện, thực tế, thẳng vào vấn đề.
  • Nhạy bén với những lỗi sai và đóng góp những ý kiến mang tính sửa sai hơn là tích cực.
  • Đặt ra những kì vọng, tiêu chuẩn cao cho cả bản thân và người khác.
  • Không thường xuyên chào đón những góp ý, nhất là khi những góp ý đó dành cho những kế hoạch đã được tính toán rất kĩ lưỡng.
Về cá nhân
  • Thiếu kiên nhẫn với những công việc, nhiệm vụ vô vị như lí giải những mô hình phức tạp trong đầu họ cho người khác.
  • Có thể có những mối quan tâm hay ý kiến đối với những nhu cầu, hoàn cảnh của người khác nhưng không bộc lộ.
  • Thiên về việc công hơn là tập trung vào con người xung quanh; cần những lí do chính đáng và logic để có thể cảm thông hay cảm kích người khác.
  • Không mặn mà những chuyện phát triển các mối quan hệ; nghĩ rằng chuyện tán gẫu và xã giao thật nhạt nhẽo.
  • Tích cực né tránh đối mặt với những hoàn cảnh và xung đột cá nhân.
Để quá trình giao tiếp, trao đổi với INTJ diễn ra thuận lợi, người khác...
Nên

  • Thẳng thắn, trung thực, trực diện, tập trung vào những kết quả và phải có tính chuyên nghiệp.
  • Tạo nhiều không gian cho những suy nghĩ và cơ hội làm việc độc lập.
  • Thảo luận về những mục tiêu rõ ràng, khả thi và những chuẩn mực. Tránh nói những chỉ dẫn kiểu “dắt mũi” như “Làm sao để làm, cách làm cái này là…”
  • Cung cấp thông tin sau đó tạo cơ hội cho những thông tin đó ngấm vào, được giải quyết và xử lí tường tận trước khi kì vọng bất kì phản hồi hay quyết định nào.
  • Dự đoán và chấp nhận những chất vấn dành cho những ý tưởng, vấn đề, thông tin đã cung cấp.
  • Trình bày thông tin một cách có hệ thống và chuẩn mực.
  • Trình bày những thử thách mang tính phức tạp; sẵn sàng suy luận theo hướng trừu tượng và phi truyền thống.
  • Khen thưởng những kết quả đạt được và tôn trọng sự chuyên nghiệp cũng như những đóng góp của INTJ.
  • Chia sẻ những tầm nhìn bao quát và hướng về tương lai một cách có trật tự và hệ thống.
  • Đưa ra những đóng góp càng sớm càng tốt ngay trong những bước đầu tiên tạo lập nền móng cho những kế hoạch.
Đừng 
  • Quá nhạy cảm và tập trung vào những cuộc nói chuyện cá nhân trong khi làm việc.
  • Mong INTJ sẽ thay đổi quyết định một cách nhanh chóng và phản hồi với những đề nghị ngay lập tức.
  • Làm họ bất ngờ hoặc đột ngột thay đổi, đổi ý khi chưa nêu rõ được lí do và tầm nhìn cụ thể.
  • Chỉ chia sẻ một phần thông tin hay yêu cầu họ “lướt” qua cái gì đó.
  • Đóng góp ý kiến khi họ đã hoàn thành việc lên kế hoạch hoặc đã và đang thực hiện kế hoạch đó.
  • Tập trung vào những chi tiết không quan trọng hay bị chi phối bởi những thông lệ.
  • Trao đổi với họ những tiểu tiết hay cung cấp những chi tiết, lời khuyên kiểu "phải làm thế này...".
  • Chỉ tập trung vào thực tại và những tình hướng tức thời.
  • Chia sẻ những chi tiết mà không đưa ra những giải thích hay một bức tranh toàn cảnh.
  • Cá nhân hóa nhu cầu chất vấn và phê bình của INTJ (Quan trọng hóa quá trình đặt câu hỏi của INTJ , biến quá trình đặt câu hỏi thành chuyện riêng tư và không chấp nhận nó)
Lời khuyên trong giao tiếp dành cho INTJ
  • Chia sẻ những suy nghĩ của mình với người khác và thu nhận những đóng góp một cách tích cực. Làm điều này càng sớm trong quá trình tư duy của bản thân thì càng dễ dàng giải quyết và xử lí vấn đề hơn.
  • Đặt giá trị vào những ý tưởng bằng cách tạo nền móng thực tế cho chúng. Cân nhắc những sự việc, sự vật liên quan, những chi tiết cũng như nhận ra những ứng dụng thực tiễn của những ý tưởng đó. Có thể chủ động tìm kiếm những điều này từ những người xung quanh.
  • Khi giải thích những ý tưởng, nên cung cấp những liên kết và xâu chuỗi thực tế mang tính áp dụng và tránh tranh cãi về những luận điểm trừu tượng chiếm quá nhiều thời gian.
  • Xem những biểu hiện, phản ứng và cảm xúc của người khác, đặc biệt trong lúc đóng góp ý kiến. Cân bằng giữa những đóng góp sửa sai và đóng góp tích cực, đặc biệt khi làm việc với những nhóm tính cách Feeling.
  • Rèn luyện tính kiên nhẫn trong việc chia sẻ những luận điểm cá nhân với người khác. Tiếp nhận và chú ý đến những phản hồi mang tính cá nhân. Tránh tình trạng quá thẳng thừng, xa cách hoặc thiếu cảm thông.
  • Lắng nghe với thái độ thông cảm hơn và hạn chế cung cấp nhiều biện pháp. Luyện tập để thấu hiểu những hoàn cảnh cá nhân thay vì phân tích chúng theo lối trừu tượng và quan niệm cá nhân.
  • Dành ra thời gian để giải quyết những mâu thuẫn và đương đầu với những tình huống cá nhân tại nơi làm việc. Sẵn sàng chia sẻ những ý kiến và tầm nhìn của bản thân về vụ việc.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Recent Posts

Popular Posts

Unordered List

Sample Text

Pages

Blog Archive

Người đóng góp cho blog

Được tạo bởi Blogger.