Trắc nghiệm tính cách MBTI, chúng tôi cung cấp phần mềm trắc nghiệm MBTI miễn phí giúp bạn hiểu được tính cách của bản thân và mọi người xung quanh, từ đó bạn có thể vận dụng để ứng xử và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

ISTP và các mối quan hệ trong trắc nghiệm tính cách bản thân

Mối quan hệ trong trắc nghiệm tính cách bản thân chỉ ra cho bạn những ưu điểm, nhược điểm để có thể phát huy điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu. Một mối quan hệ tốt dựa trên khả năng bạn truyền đạt cũng như niềm tin, ý niệm, khả năng mà bạn tạo ra được sự tin tưởng của người khác. Với ISTP cũng vậy.


ISTP là những người hướng nội, trắc nghiệm tính cách bản thân cho thấy họ là những người có khả năng làm việc độc lập và luôn hoàn thành tốt những  gì mà họ cảm thấy hứng thú. ISTP là những người thông minh, thú vị và khá hấp dẫn, họ là những người thường chỉ suy nghĩ đến hiện tại và ít nghĩ về tương lai.

Quan niệm của ISTP không có gì là tuyệt đối , bởi vậy các mối quan hệ trong trắc nghiệm tính cách bản thân khá đơn giản. Họ thích một mối quan hệ đơn giản hơn là phức tạp. Họ chỉ thích những mối quan hệ từng bước hơn là một sự cam kết lâu dài. Với những mối quan hệ tạo được cảm hứng cho họ, họ sẽ thường xuyên thực hiện các nghĩa vị hay xúc tác để có thể tạo dựng được sự bền vững lâu dài. Ngược lại với những mối quan hệ họ không hứng thú thì họ sẽ dừng lại.

 Điểm mạnh của ISTP trong trắc nghiệm tính cách bản thân cho các mối quan hệ.

  • Mọi người thích và yêu mến các ISTP bởi khả năng biết lắng nghe, thấu hiểu và quan tâm mọi người xung quanh. Chính vì vậy họ có thể lấy được sự tin yêu của mọi người khá dễ dàng.
  • ISTP là những người khá tự tin về bản thân. Họ có khả năng giải quyết tốt công việc hàng ngày. Họ thực tế v Bởi vậy họ thường là người tạo dựng nên các mối quan hệ bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau. Biết lắng nghe cũng là một trong những điểm mạnh của ISTP trong trắc nghiệm tính cách bản thân. Biết lắng nghe giúp một mối quan hệ có thể lâu dài. KHông một ai thích giao lưu với những người chỉ biết thể hiện bản thân mà không quan tâm đến mọi người xung quanh xem họ nghĩ gì hay nói gì.
  • Trắc nghiệm tính cách bản thân cho thấy họ là những người luôn luôn lạc quan và vui vẻ. Họ không sợ xung đột hay chỉ trích. Khí có bất cứ xung đột nào họ tìm cách giải quyết triệt để. Bởi vậy từ bỏ một mối quan hệ khi nó đã chấm dứt với họ là chuyện rất đơn giản, không hê gặp bất cứ khó khăn hay vướng mắc nào.
  • Tôn trọng về không gian riêng tư của người khác là một lợi thế ghi điểm trong mắt đối phương.
Điểm cần khắc phục của ISTP trong trắc nghiệm tính cách bản thân cho các mối quan hệ.
Sống hoàn toàn ở hiện tại,họ thích những mối quan hệ đi từng bước một  khó có những cam kết lâu dài. Không giỏi thể hiện cảm xúc là nhược điểm lớn của ISTP rất khó khắc phục.
Không dễ đồng điệu với cảm xúc của người khác, đôi lúc họ có thể vô tâm vô ý. ISTP có xu hướng trở nên quá kín đáo và hay thu mình lại. Họ cần rất nhiều không gian riêng và không muốn chúng bị xâm phạm không gian riêng tư của mình. Họ trở nên rất dễ nổi cáu khi có bất cứ người nào đụng chạm đến đời sống riêng của mình.
Xem thêm:

INTJ và các mối quan hệ trong trắc nghiệm tính cách

Những khuyến cáo khi làm bài trắc nghiệm MBTI



Phát triển tính cách của ISTP trog trắc nghiệm tính cách MBTI


Trau dồi ưu điểm của mình! Bạn có khả năng đặc biệt trong việc kiểm soát môi trường vật chất xung quanh, hãy cho phép mình có cơ hội luyện tập những khả năng này. Đua xe, chơi đùa, vẽ vời và luyện tập thể thao… những hoạt động này đều sẽ đem lại cho bạn niềm hạnh phúc.
Đối mặt với điểm yếu của mình! Hãy đối mặt với những gì mình không biết, và chấp nhận hoàn cảnh mới. Hãy trải nghiệm những hoạt động mới và những con người mới với một cách nhìn mới. Đừng tự cô lập mình trong thế giới riêng của bạn.
Nói về suy nghĩ của bạn. Thảo luận ý tưởng và nhận thức của mình với những người khác sẽ giúp bạn phát triển khả năng cảm nhận của mình, cũng như giúp bạn hiểu biết hơn về thế giới. Bạn cảm nhận thế giới xung quanh mình càng tốt thì bạn càng có nhiều sức khoẻ và hạnh phúc.
Đừng e sợ tình yêu. Đó chỉ là những cảm xúc xưa cũ của bạn cố gắng thuyết phục chính mình rằng bạn không yêu ai và không ai yêu bạn. Điều này hoàn toàn không đúng. Không biết phải làm gì không có nghĩa là không thể học được gì. Hãy bước đi tiếp…và hãy yêu! Tình yêu rất ấm áp!
Tôn trọng nhu cầu hành động của mình. Hãy nhớ rằng bạn cần phải làm việc một cách tích cực để theo kịp tiến độ với những người khác. Đừng tự trách mình khi không thuộc kiểu người thích ngồi yên một chỗ và làm những việc nhàn rỗi. Hãy chọn một người đồng sự đánh giá cao cuộc sống năng động.
Hãy chấp nhận những nguyên tắc của xã hội. Bạn nên chấp nhận rằng xã hội của chúng ta được bao hàm bởi những nguyên tắc cơ bản, và xã hội sẽ không phát triển nếu những nguyên tắc đó không được công nhận và ủng hộ. Trong chế độ dân chủ, người ta bỏ phiếu. Khi đèn đỏ, người ta ngừng xe. Nếu họ ngừng bỏ phiếu bầu vì đối với họ điều đó không quan trọng, ai sẽ là người nắm quyền? Nếu họ không dừng lại khi đèn đỏ bởi điều đó không nằm trong kế hoạch, thì làm sao chúng ta có thể lái xe an toàn? Công việc ưu tiên và kế hoạch của bạn rất quan trọng, nhưng bạn phải thừa nhận rằng những vấn đề của thế giới ngoài kia cũng quan trọng không kém. Đừng gạt bỏ tầm quan trọng của những nguyên tắc, dù cho chúng không có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn.

Hãy rời khỏi vùng an toàn của bạn! Hãy hiểu rằng cách duy nhất để vươn lên là thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu cảm thấy không thoải mái với một ý tưởng hay một trường hợp nào đó vì bạn không chắc chắn làm thế nào để phản ứng, đó là điều tốt! Đó là một cơ hội cho phép bản thân bạn hoàn thiện hơn.
Hiểu rõ và bảy tỏ cảm xúc của mình. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu cảm giác của bạn về một người khác. Việc thấu hiểu cảm giác đó rất quan trọng. Đừng lừa dối người khác với sự mâu thuẫn đó của bạn. Nếu chắc rằng bạn quí trọng một người, hãy nói cho họ biết mỗi lần bạn nghĩ đến điều này. Đây là cách tốt nhất để họ cảm thấy an toàn khi ở trong phạm vi tác động của bạn, và cũng là một cơ hội để phát triển một mối quan hệ bền vững.
Hãy quan tâm đến người khác. Hãy cố gắng hiểu mọi người. Những ý tưởng, suy nghĩ và những ưu tiên của họ trong cuộc sống dĩ nhiên sẽ khác với bạn. Họ cũng có những điều hay đáng để bạn học hỏi. Hãy tìm hiểu xem họ thuộc nhóm người nào.
Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng làm bản thân sợ hãi với những hình ảnh đen tối và khủng khiếp. Hãy nghĩ về những điều tốt đẹp, và điều tốt đẹp nhất sẽ đến với bạn.

ISTP và trắc nghiệm tính cách chọn nghề phù hợp ( Phần2)

Các ISTP thường có những nét đặc trưng sau:
  • Có hứng thú trong việc tìm hiểu mọi thứ vận hành như thế nào và tại sao chúng lại như vậy.
  • Làm việc hiệu quả thấp trong môi trường phân chia nhóm và cấp bậc, thậm chí có thể cảm thấy bị đàn áp và nhàm chán.
  • Luôn thu thập và lưu trữ thông tin từ thế giới bên ngoài.
  • Có khả năng tuyệt vời trong việc áp dụng những suy luận logic và lập luận để giải quyết vấn đề và khám phá ra cách vận hành của mọi hoạt động.
  • Học tốt nhất khi thực hành.
  • Thường nắm vững những lý thuyết và suy nghĩ trừu tượng, nhưng đặc biệt không thích làm việc với chúng trừ khi chúng đem lại những ứng dụng thực tế.
  • Là những người năng động thích làm việc.
  • Sống với hiện tại hơn là tương lai.
  • Yêu thích sự đa dạng và những trải nghiệm mới.
  • Luôn thực tế và thực dụng.
  • Là người giải quyết vấn đề tuyệt vời, có thể nhanh chóng tìm ra nhiều phương pháp cho một chuỗi những vấn đề thực tế.
  • Luôn hướng đến kết quả, thích được thấy những kết quả ngay lập tức cho những nỗ lực mình bỏ ra.
  • Luôn thoải mái và dễ hòa nhập với người khác.
  • Là người mạo hiểm, ưa thích hành động.
  • Độc lập và kiên quyết, thường không thích cam kết.
  • Luôn tự tin.
ISTP rất may mắn bởi họ có năng khiếu trên nhiều lĩnh vực. Khả năng suy nghĩ nội tâm đem lại cho họ khả năng tập trung giải quyết nhiều vấn đề khó khăn và nhanh chóng tìm ra hướng giải quyết chúng. Tuy nhiên, để có một cuộc sống hạnh phúc, ISTP cần phải sống một cuộc sống đem lại cho họ sự tự trị và không bị ép buộc bởi ai cả. ISTP sẽ thể hiện khả năng tốt nhất khi làm việc một mình hoặc trong môi trường linh hoạt. Niềm yêu thích của họ là áp dụng kĩ năng lập luận tuyệt vời của mình vào những vấn đề và dữ liệu có sẵn để tìm hiểu ý nghĩa ẩn bên trong chúng, hoặc cách giải quyết cho những vấn đề thực tế.
Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ISTP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.


Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ISTP:
  • Cảnh sát và thám tử
  • Pháp y
  • Lập trình viên, chuyên gia phân tích hệ thống, chuyên gia máy tính
  • Kỹ sư
  • Thợ mộc
  • Thợ cơ khí
  • Phi công, tài xế, vận động viên đua xe
  • Vận động viên thể dục thể thao
  • Nhà thầu khoán

ISTP và trắc nghiệm tính cách chọn nghề phù hợp ( Phần1)

Thứ nhất, một trong những đặc điểm nổi bật nhất của ISTP là tính tò mò của mình, kết hợp với sự ham hiểu biết về các sự kiện và kiến thức. Các ISTP thích tìm hiểu cách làm việc và làm thế nào để áp dụng chúng để giải quyết một vấn đề khó khăn. Những người có loại tính cách này rất thực tế và thích tiếp cận "thực hành" - và sự nghiệp ISTP tốt nhất nên xoay quanh đặc điểm này. Liệt kê một vài ví dụ về nghề nghiệp cho ISTP: kỹ sư cơ khí, các nhà khoa học pháp y, thợ sửa chữa,... Các từ khóa ở đây là "thực tế" - ISTP không thích lý thuyết và nguyên tắc trừu tượng (mặc dù họ có thể làm chủ chúng nếu cần thiết).
Thứ hai, các ISTP cần rất nhiều tự do trong nghề nghiệp của mình. Nếu môi trường làm việc của họ là quá cấu trúc, ISTP sẽ sớm cảm thấy rất mệt mỏi và chán nản - những người có loại cá tính này cần sự đa dạng và vận động. Các ISTP rất giỏi trong việc khắc phục sự cố, họ không bận tâm đến các rủi ro, họ sinh ra để giải quyết các tính huống khủng hoảng. Những người có loại tính cách này thường được thấy trong các nghề nghiệp tương đối nguy hiểm - ví dụ, ISTP thường trở thành nhân viên cứu hỏa, cứu hộ, y tá, thám tử, phi công, trình điều khiển,...
Thứ ba, các ISTP rất coi trọng kết quả, tự tin và trung thành. Tư duy dài hạn không phải là thế mạnh của họ và do đó những người có loại cá tính này thích xem kết quả ngay lập tức. ISTP thích sống tự do thoải mái, tránh các cam kết không linh hoạt. Những đặc điểm này là khá bất thường, nhưng có một số nghề nghiệp sử dụng rất tốt đặc điểm này của họ - ví dụ, ISTP có thể là cảnh sát xuất sắc, các nhà phân tích hệ thống(tự do nếu có thể), vận động viên hoặc doanh nhân.
Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.

Trắc nghiệm tính cách ISTP trong MBTI trắc nghiệm ( Phần 2)

ISTP không muốn đưa ra nhận xét chủ quan, họ cảm thấy những đánh giá và quyết định đó phải được công bằng và dựa trên thực tiễn. Họ không biết cách làm thế nào gây tác động cho người khác một cách tự nhiên. Họ không để tâm đến cảm giác của chính mình, và thậm chí họ không tin tưởng và chấp nhận chúng, bởi vì họ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa những phản ứng thiên về cảm xúc và những đánh giá có giá trị. Đây có thể là khó khăn chính mà nhiều ISTP gặp phải.
Khi bị căng thẳng tột độ, ISTP thường bùng phát những cơn giận dữ, hoặc trong những tình huống cực đoan khác, họ có thể bị quá tải bởi những cảm xúc mà họ bắt buộc phải chia sẻ với người khác (thường không thích hợp). Khi ISTP tuyệt vọng, họ sẽ dựa vào những đánh giá chủ quan của mình – điều này không phù hợp với bản tính tự nhiên của ISTP – và ISTP phán xét chính bản thân họ bằng sự bất lực của mình khi làm việc gì đó. Họ sẽ tiếp cận công việc với một thái độ gay gắt và cứ nghĩ về những điều tồi tệ nhất.

ISTP thể hiện mình tốt nhất trong những trường hợp khó khăn. Họ thường là những vận động viên xuất sắc, và có khả năng phối hợp nhịp nhàng trong việc quan sát và thể hiện nó qua cơ thể. Họ giỏi theo sát tiến độ kế hoạch và giải quyết chúng. Họ thường không gặp nhiều khó khăn với việc học hành ở trường bởi vì họ là người nội tâm có khả năng suy nghĩ hợp lý. Họ là những người kiên trì, mặc dù trong vài thời điểm họ có thể có xu hướng bùng phát bởi vì họ không để tâm đến cảm xúc của chính mình.
ISTP có nhiều khả năng bẩm sinh, điều này giúp họ có làm tốt trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, họ cảm thấy hạnh phúc nhất khi được nhận những công việc năng động đòi hỏi kĩ năng phân tích logic chi tiết và kĩ thuật. Họ tự hào về khả năng “đi những nước cờ” tiếp theo một cách chính xác.
ISTP là những cá thể lạc quan, vui vẻ, bình đẳng, có những ước muốn giản đơn, hào phóng, đáng tin cậy, có khả năng lĩnh hội tốt và họ không muốn trở thành một phần của những cam kết hạn chế.
Những ISTP nổi tiếng:
  • Lý Tiểu Long – Tượng đài võ thuật huyền thoại
  • Michael Jordan – Siêu sao bóng rổ Mỹ
  • Tom Cruise – Diễn viên nổi tiếng người Mỹ
  • Clint Eastwood – Đạo diễn nổi tiếng người Mỹ


=

Trắc nghiệm tính cách ISTP trong MBTI trắc nghiệm ( Phần 1)

  • ISTP luôn muốn tìm hiểu cách mọi thứ vận hành như thế nào. Họ giỏi phân tích logic, và thích áp dụng chúng vào thực tế. Họ lý luận rất tốt, mặc dù họ chẳng bao giờ hứng thú với những định nghĩa và lý thuyết trừ khi họ thấy được ứng dụng thực tế của chúng. Họ thích tháo rời, tìm hiểu những bộ phận để biết cách chúng vận hành như thế nào.
  • ISTP ưa thích sự mạo hiểm. Họ bị cuốn hút bởi những chiếc xe mô tô, máy bay, nhảy dù, lướt ván… Họ rất can đảm và ưa thích hành động. ISTP là những cá thể độc lập, họ luôn muốn tự quyết định bước tiếp theo nên làm việc gì. Họ không tin và không thích tuân theo những luật lệ hay nguyên tắc, bởi những quy tắc đó sẽ cản trở khả năng “làm theo cách của mình” của họ. Máu phiêu lưu mạo hiểm cùng với mong muốn hành động ngay lập tức làm cho ISTP có xu hướng mau chán khi phải tham gia vào việc gì đó trong thời gian dài.
  • ISTP rất kiên định với lý lẽ và niềm tin của mình. Họ tin rằng mọi người phải được đối xử công bằng, không thiên vị. Mặc dù không muốn tuân theo luật lệ của người khác, ISTP luôn tuân theo luật lệ và nguyên tắc của chính mình trong mọi hành động. Họ sẽ không bao giờ tham gia vào những việc xâm phạm đến những luật lệ của riêng họ. ISTP rất trung thực và chân thành với những người anh em của mình.
  • ISTP thích dành thời gian ở một mình. Bởi vì đó là khi họ có thể tổ chức lại mọi việc trong tâm trí một cách rõ ràng nhất. Họ tiếp thu một lượng lớn những sự kiện khách quan mà họ thu thập được từ thế giới bên ngoài, sắp xếp lại và nhận định về những vấn đề đó.
  • ISTP là những người thiên về làm việc, họ luôn sẵn sàng lao vào công việc. Họ không phải loại người ngồi bàn giấy và vạch định kế hoạch. Với bản tính linh hoạt, họ phản ứng nhanh với những gì xảy ra trước mắt. Họ có kĩ thuật chuyên môn cao, và có thể lãnh đạo về chuyên môn một cách hiệu quả. Họ tập trung vào những cái cụ thể và thực tế. Họ có thể nhanh chóng thấy được những điều thiết thực và những chi tiết có thể giúp họ đưa ra những quyết định kịp thời và hiệu quả.



Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

ISFP và các mối quan hệ trong trắc nghiệm MBTI đầy đủ

ISFP sống rất tình cảm và tốt bụng, họ luôn nghiêm túc trong những cam kết của mình, và tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài. Họ thuộc nhóm người kín đáo, họ không muốn cho người khác biết được suy nghĩ của mình. Điều này làm họ có xu hướng chiều theo ý đối phương trong mối quan hệ tình cảm, và có thể sẽ gây ra rắc rối nếu người đó không hiểu cảm giác của ISFP. Một số ISFP có thói quen không thể hiện cảm xúc và nhu cầu của mình thường cảm thấy họ đang ở trong tình trạng bị lu mờ, bị lờ đi hoặc thậm chí bị người khác “chà đạp”. Với bản chất thực dụng và hoài nghi, những cảm xúc như thế có thể khiến cho ISFP trở nên gay gắt, và hoặc là sẽ rời bỏ mối quan hệ đó, hoặc là lợi dụng nó để đạt được những mục đích cá nhân. Mặc dù vấn đề này đôi khi vẫn xảy ra, nhưng nó hiếm khi xuất hiện ở những ISFP biết cách thể hiện cảm xúc của mình với những người thân thiết. Những ISFP này luôn có một cái nhìn ấm áp và tích cực về tình yêu cũng như cuộc sống, và trong những mối quan hệ của mình, họ không bao giờ bị lợi dụng hoặc bị xem nhẹ. ISFP có thể làm mọi thứ để làm người khác vui. Họ rất chung thủy và hay giúp đỡ mọi người bằng cả tấm lòng. Họ rất ghét cãi cọ cũng như xích mích, và luôn muốn được công nhận bởi chính con người thật của mình. Họ cần không gian riêng và cũng luôn tôn trọng không gian cá nhân của người khác.
Điểm mạnh của ISFP
  • Nồng nhiệt, thân thiện và quyết đoán.
  • Luôn lạc quan.
  • Là người biết lắng nghe.
  • Thành thạo trong việc giải quyết những chuyện thực tế thường ngày.
  • Linh hoạt và thoải mái, thường chiều theo ý người khác.
  • Tình yêu thiên nhiên và ưa chuộng những thứ vận hành tốt khiến cho họ luôn muốn sở hữu một ngôi nhà hấp dẫn và đầy đủ chức năng.
  • Nghiêm túc trong các cam kết và tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài.
  • Luôn tôn trọng không gian riêng tư của người khác.
  • Có xu hướng thể hiện tình cảm bằng hành động.
  • Nhạy cảm và thực tế.


Điểm yếu của ISFP
  • Không thành thạo việc quản lí tài chính (hoặc nhiều lĩnh vực khác) trong thời gian lâu dài.
  • Không thích xung đột và chỉ trích.
  • Luôn tận hưởng cuộc sống hiện tại, đôi khi người ngoài có thể thấy họ lười biếng và chậm chạp.
  • Cần có không gian riêng, không thích nó bị xâm phạm.
  • Không giỏi thể hiện tình cảm bằng lời nói.
  • Có xu hướng che đậy cảm xúc và suy nghĩ, trừ khi buộc phải nói ra.
  • Có thể trở nên quá đa nghi và thực tế.

Phát triển nhân cách của ISFP trong trắc nghiệm tính cách MBTI

Trau dồi ưu điểm của mình. Hãy khích lệ tài năng sáng tạo và chất nghệ sĩ của bạn. Nuôi dưỡng tâm hồn mình. Hãy tạo cho mình nhiều cơ hội để giúp đỡ những người thiệt thòi, nghèo khổ.
Hãy đối mặt với khuyết điểm của mình. Hãy chấp nhận những điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình. Đối mặt và giải quyết những yếu điểm của mình không có nghĩa là bạn phải thay đổi bản thân, mà đó có nghĩa là bạn muốn trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể. Bằng cách đối mặt với chúng, bạn đang thể hiện sự kính trọng đối với bản thân chứ không phải là đang tự trách chính mình.
Thể hiện cảm xúc của mình. Đừng để những cảm xúc tiêu cực bao vây bạn. Nếu có những cảm xúc mạnh mẽ, hãy bày tỏ chúng. Đừng để chúng tích tụ lên tới đỉnh điểm để rồi bạn sẽ không thể kiểm soát được bản thân!
Lắng nghe mọi thứ. Cố gắng đừng gạt bỏ mọi chuyện ngay lập tức. Hãy để chúng ngấm từ từ rồi từ đó mới nêu lên ý kiến đánh giá của bạn về chúng.
Mỉm cười với những lời chỉ trích. Hãy nhớ rằng sẽ luôn có người không hiểu bạn hoặc không đồng tình với bạn, dẫu cho họ xem trọng bạn thế nào. Cố gắng xem chúng như một lợi thế để phát triển – và thật sự đúng là như vậy.
Hãy cố gắng hiểu người khác. Nhớ rằng mười lăm nhóm người còn lại sẽ có thế giới quan khác bạn. Cố gắng tìm hiểu họ thuộc nhóm người nào và tìm hiểu về thế giới quan của họ.
Hãy chịu trách nhiệm với chính bản thân mình. Hãy nhớ rằng không ai khác ngoài bạn có thể kiểm soát được cuộc sống của chính mình.
Hãy biết chấp nhận. Bạn sẽ luôn bị thất vọng nếu bạn mong chờ từ người khác quá nhiều. Càng thất vọng về ai đó, bạn lại càng đẩy người đó ra xa mình hơn. Hãy đối xử với người khác thật nhã nhặn như cách bạn muốn họ đối xử với mình.
Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất. Đừng tự làm nản lòng mình bằng ý nghĩ rằng mình thật tồi tệ. Nhớ rằng một thái độ tích cực sẽ mang đến cho bạn những hoàn cảnh tích cực.
Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại! Đừng tự đánh đồng việc thiếu những thông tin phản hồi là một với việc nhận được những thông tin phản hồi tiêu cực. Nếu bạn cần phản hồi từ người khác, hãy hỏi ngay!


Trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp ISFP

Các ISFP thường có một số nét đặc trưng sau:
  • Quan tâm đến môi trường sống và làm việc của mình.
  • Sống thực tế.
  • Thích một cuộc sống chậm rãi – họ thích tận hưởng cuộc sống tại mọi thời điểm.
  • Không thích giải quyết những vấn đề trừu tượng, trừ khi họ thấy được ứng dụng thực tế của nó.
  • Chân thành và kiên định với những người và những ý tưởng có tầm quan trọng đối với họ.
  • Theo chủ nghĩa cá nhân, không thích lãnh đạo cũng như làm theo người khác.
  • Nghiêm túc trong mọi việc, mặc dù họ thường không tỏ ra như vậy.
  • Thích trẻ em và động vật.
  • Kín tiếng và dè dặt, trừ khi tiếp xúc với những người họ hiểu rõ.
  • Đáng tin cậy, nhạy cảm và tốt bụng.
  • Luôn giúp đỡ mọi người.
  • Đặc biệt phát triển khả năng cảm thụ và đánh giá vẻ đẹp nghệ thuật.
  • Là người độc đáo và có óc sáng tạo.
  • Tiếp thu tốt nhất trong môi trường thực hành.
  • Không thích bị giới hạn vào thời khóa biểu cũng như chế độ ăn uống nghiêm ngặt.
  • Cần không gian riêng và sự tự do để làm những việc mình thích.
  • Không thích những công việc thường ngày, nhưng sẽ làm nếu cần thiết.


ISFP là cá nhân đặc biệt, họ muốn có một sự nghiệp hơn là một công việc. Họ muốn có một sự nghiệp giúp họ phát triển những giá trị cốt lõi bên trong mình chứ không phải một công việc nửa vời. Vì họ thích sống với hiện tại và dành thời gian để tận hưởng nó, nên họ không thích hợp với môi trường làm việc năng động. Họ cần có không gian riêng và sự tự do để tận dụng khả năng nhận thức nhạy bén của mình. Nếu họ được tự do làm chủ khả năng tự nhiên, họ sẽ đánh thức được người nghệ sĩ tuyệt vời bên trong chính mình. Hầu hết những nghệ sĩ nổi tiếng trên toàn thế giới đều thuộc nhóm ISFP. Vì ISFP luôn quan tâm sâu sắc đến cảm xúc và phản ứng của người khác, và có xu hướng giúp đỡ mọi người, nên ISFP là những nhà tư vấn và giáo viên bẩm sinh.
Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ISFP. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ISFP:
  • Nghệ sĩ
  • Nhạc sĩ
  • Nhà thiết kế
  • Chăm sóc trẻ em / Phát triển trẻ em
  • Người làm công tác xã hội / Cố vấn
  • Giáo viên
  • Nhà tâm lí học
  • Bác sĩ thú y
  • Kiểm lâm viên
  • Bác sĩ khoa nhi

Trắc nghiệm về tính cách ISFP - Người nghệ sĩ ( Phần 2)

  • ISFP luôn hướng đến sự hành động. Họ là những “người thích làm việc”, và thường không thấy thoải mái trong việc lý thuyết hóa những khái niệm hoặc ý tưởng, trừ khi họ thấy được ứng dụng thực tiễn của chúng. Họ tiếp thu tốt nhất trong môi trường mà họ có cơ hội được thực hành, và dễ nhàm chán trước những phương pháp học truyền thống, bởi phương pháp này luôn nhấn mạnh lối tư duy trừu tượng. Họ không thích những phân tích khách quan, cũng như những quyết định chỉ dựa trên lập luận logic. Thế giới quan của họ đòi hỏi những quyết định được đưa ra phải được đánh giá dựa trên những niềm tin chủ quan của cá nhân hơn là những luật lệ khách quan.

  • ISFP cực kì sâu sắc và luôn quan tâm đến mọi người. Họ luôn thu thập thông tin về người khác và tìm hiểu về chúng. Họ thường am hiểu những người xung quanh rất sâu sắc.

  • ISFP rất ấm áp và đáng mến. Họ quan tâm đến người khác chân thành, và luôn muốn làm vui lòng mọi người. Họ đặc biệt quan tâm đến những người thân thiết bên mình, và thường thể hiện tình cảm đó bằng hành động chứ không bằng lời nói.

  • ISFP không có mong muốn lãnh đạo hoặc điều khiển người khác, cũng như họ không muốn bị dẫn dắt hay lãnh đạo từ người khác. Họ cần có không gian riêng để có thể đánh giá lại những hoàn cảnh trong cuộc sống của mình dựa trên góc nhìn của chính bản thân, và cũng tôn trọng những ai có nhu cầu tương tự như họ.

  • ISFP thường không tự ghi nhận công sức của bản thân nhiều dù họ làm rất tốt. Hệ thống giá trị sống của họ thường làm cho họ trở thành những người cầu toàn, và đôi khi làm cho họ phán xét bản thân một cách gay gắt không cần thiết.

  • ISFP có rất nhiều năng khiếu, đặc biệt trong lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật, và hết lòng giúp đỡ mọi người. Đối với ISFP, cuộc sống rõ ràng không phải đơn giản với họ, bởi họ sống khá nghiêm túc. Nhưng họ có những “công cụ” để làm cho cuộc sống của mình và những người xung quanh luôn có nhiều điều thú vị quí báu.

  • Các ISFP nổi tiếng

  • Ulysses S. Grant, tổng thống Mỹ
  • Marilyn Monroe, diễn viên nổi tiếng người Mỹ
  • Elizabeth Taylor, diễn viên nổi tiếng người Mỹ
  • Michael Jackson, ông hoàng nhạc Pop




Trắc nghiệm về tính cách ISFP- Người nghệ sĩ ( Phần 1)

  • ISFP sống trong thế giới của cảm xúc. Họ thường tỏ ra thích thú với mọi vật qua vẻ bề ngoài, mùi vị, âm thanh và cảm giác của họ về chúng. Họ có khả năng thưởng thức nghệ thuật tốt, và thường có xu hướng trở thành nghệ sĩ về mặt nào đó bởi vì họ có tài năng sáng tạo hoặc sáng tác nhiều tác phẩm có tác động mạnh đến cảm xúc. Họ có hệ thống giá trị mạnh mẽ, và họ luôn đấu tranh để giữ vững chúng trong cuộc sống. Họ cần có cảm giác được sống với những gì họ cảm thấy là đúng, và sẽ chống lại bất kì điều gì đối lập với mục tiêu đó. Họ thường chọn những công việc và nghề nghiệp cho phép họ có sự tự do để có thể hiện thực hóa những mục tiêu cá nhân được dựa trên những giá trị sống của mình.

  • ISFP có xu hướng sống khép kín, để hiểu rõ họ không phải là điều dễ dàng. Họ chỉ nói ra ý tưởng và chính kiến riêng của mình cho những người thật sự thân thiết. Họ rất tốt bụng, lịch thiệp và nhạy cảm khi tiếp xúc với người khác. Họ quan tâm đến việc làm người khác hạnh phúc và vui vẻ, và sẽ nỗ lực hết mình để làm những việc mà họ tin tưởng.

  • ISFP bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp thẩm mỹ. Họ yêu động vật, và biết thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên. Họ là người độc đáo, độc lập, và luôn cần có không gian riêng. ISFP trân trọng những người dành thời gian để tìm hiểu về họ cũng như những người hỗ trợ họ đạt được mục tiêu theo cách họ muốn. Những người không hiểu họ thường cho rằng lối sống đặc biệt của ISFP là biểu hiện của một người vô lo, nhưng ISFP là người sống rất nghiêm túc, luôn luôn thu thập thông tin và chuyển hóa nó qua thế giới quan của mình, với mục đích tìm kiếm sự rõ ràng và những ý nghĩa ẩn dụ bên trong những thông tin đó.



Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Trắc nghiệm MBTI đầy đủ ISTJ về các mối quan hệ

Những lời nói của ISTJ rất đáng tin cậy, và họ tôn trọng những lời cam kết của mình một cách tuyệt đối. Họ tin rằng nếu làm ngược lại thì đó sẽ là một sự vi phạm về danh dự và uy tín. Vì thế họ rất nghiêm túc với những lời hứa của mình, một khi đã nói “Anh/Em đồng ý”, có nghĩa là họ chấp nhận mối quan hệ đó cho đến khi “cái chết chia lìa chúng ta”, hoặc ngược lại. Những ISTJ luôn có khát khao hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình và họ sẽ làm bằng tất cả nhiệt huyết của mình. Họ sẽ làm mọi thứ để hoàn thành nghĩa vụ được đặt ra ở nhiều vai trò khác nhau như – vợ chồng, cha mẹ, con cháu v.v.v. Họ có thể gặp khó khăn khi bộc lộ tình cảm, nhưng họ luôn thường xuyên cảm thấy tình cảm dạt dào ấy và thể hiện nó qua những hành động của mình. Những ISTJ là người đứng đầu trong các loại tính cách trong việc thể hiện nỗ lực của mình. Họ sẽ dùng mọi nỗ lực của mình để hoàn thành mục tiêu quan trọng đối với họ. Nếu như một mối quan hệ lâu dài là mục tiêu của họ, bạn hãy tin rằng ISTJ sẽ làm tất cả để nuôi dưỡng và duy trì mối quan hệ ấy.
Điểm mạnh của ISTJ
  • Tôn trọng những lời cam kết.
  • Nghiêm túc trong những mối quan hệ.
  • Có khả năng thể hiện những gì họ nghĩ một cách chính xác.
  • Biết lắng nghe.
  • Quản lý tiền bạc tốt (mặc dù có chút bảo thủ).
  • Có khả năng tiếp nhận ý kiến xây dựng tốt.
  • Có khả năng đương đầu với các cuộc xung đột mà không để cảm xúc lấn át.
  • Có khả năng đưa ra lời khiển trách và hình phạt ngay lập tức.


Điểm cần khắc phục của ISTJ
  • Có xu hướng cho rằng mình luôn đúng.
  • Thường rơi vào những cuộc tranh luận “thắng-thua”.
  • Không dễ đồng cảm với những gì người khác đang cảm nhận.
  • Tôn trọng nguyên tắc một cách cứng nhắc.
  • Không thường xuyên đưa ra những lời tán thưởng và công nhận cho những người mà họ yêu quý.

Phát triển tính cách ISTJ trong trắc nghiệm MBTI

Trau dồi ưu điểm của mình!Làm những việc cho phép bạn sử dụng toàn bộ khả năng tổ chức và óc lô-gic của mình. Hãy khám phá thế giới của ngành quản trị kinh doanh, kế toán và y dược.
Đối mặt với khuyết điểm của mình!Hãy chấp nhận điểm yếu của mình và tìm cách vượt qua chúng. Đặc biệt, cố gắng sử dụng khả năng phán quyết của một cách công bằng hơn, đừng vội bác bỏ ý kiến của người khác.
Suy nghĩ thật kĩ càng. Bạn cần phải sàng lọc nguồn thông tin đa dạng của mình để biến mọi việc trở nên khả thi. Cho bản thân mình một thời gian thích hợp để làm việc này, và tận dụng cơ hội thảo luận ý tưởng với người khác. Một số người cho rằng bộc lộ suy nghĩ rất quan trọng, nó cũng giống như việc làm rõ quan điểm khi viết vậy.
Thấu hiểu mọi thứ. Đừng bác bỏ ý kiến của người khác quá sớm chỉ vì bạn không tôn trọng người đưa ra ý kiến đó, hoặc do bạn nghĩ bạn đã biết tường tận về vấn đề đó rồi. Suy cho cùng, mỗi người đều có những ý kiến riêng, và không phải ai cũng biết hết mọi thứ. Như Steven Covey đã nói, “Phải thấu hiểu người khác để người khác có thể hiểu mình”.
Đừng cố gắng kiểm soát người khác.Hãy nhớ rằng không ai muốn mình bị kiểm soát cả. Hãy cố gắng kiềm chế xu hướng kiểm soát người khác của bạn. Thật sự bạn chỉ có thể kiểm soát bản thân mình mà thôi.
Quan tâm đến người khác.Dành thời gian để tìm hiểu xem họ từ đâu tới? Tính cách của họ như thế nào? Bây giờ họ đang suy nghĩ gì?
Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình.Không được đổ lỗi cho những rắc rối của mình lên đầu người khác. Hãy tự tìm giải pháp để giải quyết nó.
Hãy biết chấp nhận,và hãy đánh giá bản thân nghiêm khắc như bạn đánh giá người khác.


Tin tưởng vào những gì tốt đẹp nhất. Đừng tự khiến bản thân và người khác phải chán nản bằng việc tỏ ra bi quan trong mọi thứ. Sẽ luôn có những hướng giải quyết tích cực cho mọi tình huống tiêu cực. Hãy nhớ rằng những tình huống tích cực được tạo nên nhờ thái độ tích cực và ngược lại. Mong chờ những điều tốt nhất, và nó sẽ tới với bạn.
Không có gì phải sợ. Đôi khi chúng ta phải mạo hiểm để khởi xướng một sự thay đổi. Đừng sợ hãi khi ngày đó xảy đến. Trong đa số trường hợp, những chướng ngại và gánh nặng ngăn cản bạn đến thành công chỉ là do suy nghĩ của bạn mà thôi. Hãy thay đổi quan điểm – thay đổi cuộc đời của mình.


Trắc nghiệm chọn nghề phù hợp cho ISTJ ( Phần 2)

Cho dù bạn là một thanh niên đang tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội, hay một người trưởng thành đang muốn biết xem mình đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng là bạn hiểu chính mình và những đặc điểm tính cách có khả năng tác động đến sự thành công hay thất bại của bạn trong những ngành nghề khác nhau. Và cũng không kém phần quan trọng là bạn hiểu được điều gì là thực sự có ý nghĩa đối với bạn. Khi được trang bị những hiểu biết về các điểm mạnh và điểm yếu của mình cùng với sự nhận thức về điều mà bạn thực sự coi trọng, thì bạn đang ở trong một tâm thế rất tốt để chọn cho mình một nghề nghiệp mà bạn cảm thấy xứng đáng.
Các ISTJ thường có những nét đặc trưng sau:
  • Tôn trọng truyền thống, sự an toàn và một cuộc sống yên bình.
  • Làm việc trong thời gian dài và chăm chỉ để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Có thể trông cậy trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
  • Trung thành và thành thật.
  • Ổn định, thực tế và có óc xét đoán.
  • Coi trọng gia đình.
  • Không thích làm những gì vô nghĩa.
  • Không thích lý thuyết trừu tượng, trừ khi họ nhận thấy nó có ứng dụng thực tế.
  • Có tố chất lãnh đạo.
  • Thích làm một mình, nhưng cũng có thể làm tốt trong nhóm khi cần.
  • Khả năng quan sát tốt, họ lĩnh hội dữ kiện thông qua giác quan và lưu giữ chúng.
  • Có vốn sống phong phú và sử dụng chúng để hiểu những rắc rối mà họ gặp phải trong cuộc sống.
  • Tôn trọng sự thật và những thông tin cụ thể.
  • Đưa ra những quyết định khách quan, ứng dụng tư duy lô-gic và lý luận.
  • Không thích sự thay đổi, trừ khi họ thấy lợi ích rõ ràng từ việc đó.
  • Có quan điểm vững chắc về cách hoàn thành công việc.
  • Yêu thích môi trường làm việc trật tự và ngăn nắp.
  • Có những tiêu chuẩn rất cao về cách cư xử của bản thân và cách cư xử của những người khác.
  • Thường không dễ đồng cảm với cảm xúc của người khác.
  • Có khả năng hoàn thành mọi việc nếu họ toàn tâm toàn ý.
  • Là một công dân mẫu mực.
Các ISTJ có một phẩm chất giúp họ có lợi thế để trở nên thành công sự nghiệp, đó là “Sự kiên định”. Một ISTJ có thể làm bất cứ điều gì mà họ đã quyết định làm. Tuy nhiên, họ cảm thấy hạnh phúc và dễ chịu hơn ở một số lĩnh vực nhất định. Một ISTJ sẽ làm mọi điều tốt nhất nếu công việc đó cho phép họ sử dụng khả năng tổ chức tuyệt vời cũng như sức mạnh của sự tập trung để tạo nên trật tự và cơ cấu. Những ISTJ dường như cực kỳ thích hợp cho việc Quản lý và Điều hành nơi công sở.


Danh sách nghề nghiệp dưới đây được tạo ra dựa trên những cảm nhận về nghề nghiệp mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thích hợp cho một ISTJ. Mục đích của nó là cho bạn một sự tham khảo chứ không phải là một bản danh sách chi tiết. Không có bất cứ một cam kết nào chứng tỏ rằng những sự nghiệp dưới đây sẽ phù hợp với bạn, bên cạnh đó cũng có thể sự nghiệp thích hợp nhất đối với bạn cũng nằm trong danh sách này.
Những gợi ý nghề nghiệp phù hợp với ISTJ:
  • Quản lý kinh doanh, Quản trị và giám đốc điều hành
  • Kế toán và nhân viên tài chính
  • Cảnh sát và thám tử
  • Thẩm phán
  • Luật sư
  • Bác sĩ / Nha sĩ
  • Lập trình viên, phân tích hệ thống, và chuyên gia máy tính
  • Thủ lĩnh quân đội


Trắc nghiệm chọn nghề phù hợp cho ISTJ ( Phần 1)

ISFJ có xu hướng rất giỏi trong việc thu thập và ghi nhớ các sự kiện khác nhau, đặc biệt là về con người. Đây là một kỹ năng xã hội rất lớn trên con đường sự nghiệp. Đặc biệt là những nơi cần làm việc nhóm và sự hợp tác. ISFJ sẽ luôn luôn nhớ tên của con gái ông chủ hay ngày sinh nhật của hầu hết các đồng nghiệp của họ. Hơn nữa, ISFJ cũng rất đồng cảm với cảm xúc của người khác. Do đó, khi nói đến việc lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất cho một ISFJ, có thể nói rằng họ có xu hướng trở thành nhà cố vấn tuyệt vời, trợ lý hành chính hoặc quản lý.
Sự nghiệp của ISFJ có xu hướng tiến triển khá thuận lợi bởi vì ISFJ sẵn sàng đặt rất nhiều nỗ lực vào việc đảm bảo rằng công việc sẽ được hoàn thành. Họ rất thực tế - tuy nhiên, điều này đi kèm với một giá của nó, đó là ISFJ không thích các lý thuyết, khái niệm hoặc ý tưởng trừu tượng. Vì lý do này, các ISFJ nên tránh sự nghiệp liên quan đến lý thuyết (ví dụ như nghiên cứu học tập) và tập trung vào những lĩnh vực "thực tế" - họ thích thực thi các ý tưởng và làm mọi thứ hoạt động. Một số các con đường sự nghiệp điển hình nhất của ISFJ sử dụng các đặc điểm này: thiết kế nội thất, nhân viên kế toán, kinh tế hoặc quản lý văn phòng.
Các ISFJ rất chuyên về phục vụ, ấm áp và truyền thống. Họ tôn trọng các giá trị truyền thống và sự an toàn - điều này cũng thường được phản ánh trong sự nghiệp ISFJ. Không phải là lạ khi nhìn thấy ISFJ tham gia vào các hoạt động tình nguyện, công tác cộng đồng hoặc các sáng kiến ​​phát triển thời thơ ấu. Họ cũng có xu hướng trở thành những y tá tuyệt vời và nhân viên xã hội hay tôn giáo.
Nhìn chung, ISFJ cần phải sử dụng kỹ năng thấu hiểu cảm xúc con người bởi vì đây là một trong những điểm mạnh quan trọng nhất và độc đáo nhất của họ. Và ISFJ cũng cần tìm kiếm các cơ hội để tạo ra các nguyên tắc, trật tự từ sự hỗn loạn vì họ thường có tài năng thực sự đặc biệt trong lĩnh vực này. Con đường sự nghiệp của ISFJ sẽ phát triển rất tốt nếu ISFJ tận dụng được hai đặc điểm mạnh đó trong nghề nghiệp.
Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.

Trắc nghiệm tính cách ISTJ ( Phần 3)

  • Các ISTJ có một khả năng tuyệt vời trong việc vạch rõ kế hoạch, sắp xếp, lên kế hoạch và thực hiện nó cho đến khi hoàn thành. Họ là những người làm việc chăm chỉ và không để cho bất cứ trở ngại nào ngáng đường khi họ thực thi công việc. Họ thường không tự tán thưởng mình vì những thành quả mình đạt được, vì họ cho rằng đó mặc nhiên là bổn phận phải làm của họ.

  • ISTJ có một cảm nhận rất tốt về không gian và chức năng, và họ đánh giá cao nghệ thuật. Nhà của họ luôn được trang trí tao nhã và luôn luôn sạch sẽ. Họ khá sắc bén trong cảm nhận của mình, và họ muốn những thứ xung quanh phải phù hợp với nhu cầu về cấu trúc, trật tự và vẻ đẹp.

  • Khi bị stress, ISTJ có thể rơi vào “trạng thái bi thảm”, họ nhìn mọi thứ đều chỉ thấy khả năng dẫn đến sai sót. Họ sẽ mắng nhiếc bản thân mình vì những việc lẽ ra nên làm khác, và những nhiệm vụ mà họ đã thất bại khi không hoàn thành. Vì vậy, họ mất đi khả năng nhìn thấu mọi thứ một cách bình tĩnh và hợp lý, và sẽ tự dằn vặt bản thân bằng những hình ảnh tiêu cực.

  • Nói tóm lại, ISTJ có tiềm năng rất lớn. Họ là những người có năng lực, có lý trí, biết điều và là những cá nhân làm việc hiệu quả với một khát khao mạnh mẽ là có một cuộc sống không lo âu và yên bình, ISTJ có những tố chất để làm mọi việc hiệu quả trên đường hoàn thành mục tiêu của mình, bất kể đó là gì.


Các ISTJ nổi tiếng
  • Thomas – Thánh tông đồ của chúa Jesus
  • George Washington – Tổng thống Mỹ
  • Andrew Johnson – Tổng thống Mỹ
  • Benjamin Harrison – Tổng thống Mỹ
  • Herbert Hoover – Tổng thống Mỹ
  • George H. W. Bush – Tổng thống Mỹ
  • Paul Coverdale – Thượng nghị sĩ Mỹ

Trắc nghiệm tính cách ISTJ ( Phần 2)

  • Các ISTJ luôn tôn trọng sự thật. Họ có một vốn sống phong phú do họ thu thập được qua những giác quan của mình. Họ có thể gặp khó khăn để hiểu một lý thuyết hoặc một ý tưởng khác với quan điểm của họ. Mặc dù vậy, nếu họ thấy được tầm quan trọng và sự hợp lý của ý tưởng của những người mà họ kính trọng hoặc quan tâm, thì ý tưởng đó sẽ trở thành điều họ tin tưởng, và ISTJ sẽ chấp nhận và ủng hộ nó. Một khi ISTJ ủng hộ một lý do hoặc ý tưởng, anh/cô ta sẽ bằng mọi giá đảm bảo rằng họ đang thực hiện nhiệm vụ ủng hộ khi cần thiết.

  • Các ISTJ thường không đồng cảm với cảm xúc bản thân cũng như của người khác. Họ thường gặp khó khăn để nhận ra ngay những bất ổn tâm lý của bản thân dù nó có lộ ra trước mắt. Là người cầu toàn, họ có xu hướng cho rằng những cố gắng của mọi người là hiển nhiên, giống như họ coi nỗ lực của mình cũng là điều tất yếu vậy. Đôi lúc họ cần phải học cách cổ vũ người khác.

  • ISTJ thường cảm thấy không thoải mái bộc lộ những cảm giác yêu thích và cảm xúc của mình đối với người khác. Tuy nhiên, ý thức trách nhiệm và khả năng nhìn thấu những gì cần phải thực hiện trong mọi tình huống thường cho phép họ vượt qua được thói quen khép kín của bản thân, vì vậy họ thường ủng hộ và quan tâm đến những người mà họ yêu quý. Một khi ISTJ nhận ra nhu cầu về tình cảm của những người thân cận, họ sẽ nỗ lực hết mình để thỏa mãn nhu cầu đó.

  • Những ISTJ cực kỳ trung thực và trung nghĩa. Tư tưởng truyền thống và hướng về gia đình khiến cho họ luôn nỗ lực làm cho gia đình của mình luôn hòa thuận. Họ là những bậc cha mẹ có trách nhiệm và nghiêm túc. Họ thường là những người chu cấp rất hào phóng cho gia đình mình. Họ quan tâm sâu sắc tới những người thân, mặc dù họ cảm thấy không thoải mái khi bộc lộ tình cảm của mình. Họ thường bộc lộ cảm xúc qua hành động hơn là lời nói.

  • Các ISTJ có một khả năng tuyệt vời trong việc vạch rõ kế hoạch, sắp xếp, lên kế hoạch và thực hiện nó cho đến khi hoàn thành. Họ là những người làm việc chăm chỉ và không để cho bất cứ trở ngại nào ngáng đường khi họ thực thi công việc. Họ thường không tự tán thưởng mình vì những thành quả mình đạt được, vì họ cho rằng đó mặc nhiên là bổn phận phải làm của họ.


Trắc nghiệm đoán tính cách ISTJ ( Phần 1)

Các ISTJ là những người hướng nội, họ kín tính và không muốn làm theo bất cứ nguyên tắc nào. Mặc dù chỉ chiếm 3% dân số tuy nhiên họ lại có ảnh hưởng lớn tới mọi người xung quanh. Trắc nghiệm đoán tính cách cho thấy ISTJ là những người rất đáng tin cậy



  •  Các ISTJ là những người yêu thích an toàn, sự tự do và cuộc sống bình yên, êm ả. Có ý thức lớn về trách nhiệm, trong trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp điều này giúp họ có nhiều động và nghiêm túc thực hiện ước mơ của mình, vượt qua mọi thử thách.
  • Là những người có trách nhiệm cao trong công việc.  trắc nghiệm đoán tính cách đã phân tích rằng các ISTJ rất có đầu óc và có tính trách nhiệm. Nếu họ đã nhận việc gì thì cố gắng thực hiện bằng được, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Là những người trung thực, trung thành và tin cậy. Trắc nghiệm 16 tính cách cho thấy đây là một trong những nhóm tính cách chân thành và chính trực nhất. Họ là những công dân tốt có ích cho xã hội. Trong trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp ISTJ tỏ ra là người nghiêm túc với mọi việc, có đầu óc sáng tạo , mới lại và hứng thú với những điều lí thú liên quan đến công việc.
  • Là những người làm việc theo một nguyên tắc, khuôn khổ. Trắc nghiệm đoán tính cách cho thấy họ không phải là những người thích làm trái những quy định pháp luật hoặc chống đối luật lệ. Họ có xu hướng tin và lam theo pháp luật. Trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp sẽ thấy ISTJ luôn ủng hộ những việc làm đúng với những ý niệm, tôn trọng những nỗ lực cá nhân của người khác. nếu một ISTJ chưa phát triển hoàn thiện thì trực giác sẽ chưa phát triển đúng mực, sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi những kiến thức đã học trong sách vở.
  • ISTJ  là những người luôn biết giữ lời hứa. bởi vì đặc điểm này trong trắc nghiệm đoán tính cách nên họ thường vướng phải những công việc bên lề không mấy liên quan. Do có ý thức trách nhiệm mạnh do thế mà ISTJ thường gặp khó khăn trong công việc. Bởi vậy mà họ là những người khá bận rộn và thường phải làm việc trong nhiều giờ liền.
  • Trắc nghiệm tính cách chọn nghề nghiệp luôn hướng cho ISTJ nỗ lực vào bất cứ công việc nào. Tuy nhiên họ có thể dễ dàng chối bỏ những gì mà ISTJ cảm thấy là vô ích với họ và không có tính thực tế cao.
Trên đây là một số đặc điểm  của ISTJ trog trắc nghiệm đoán tính cách. nếu bạn chưa biết mình thuộc nhóm tính cách nào có thể là bài trắc nghiệm MBT miễn phí tại đây: Bài trắc nghiệm MBTI miễn phí
Xem thêm:




Thứ Hai, 23 tháng 11, 2015

Trắc nghiệm MBIT ISFJ và các mối quan hệ

Trong mối quan hệ, các ISFJ cực kỳ ấm áp, vị tha và trung thành. Họ không quá kén chọn khi nói đến tình bạn, miễn là người khác sẵn sàng kết bạn với họ trên một mức độ sâu sắc. Các ISFJ thường dựa vào bạn bè để được sự hỗ trợ về tinh thần, tu vấn, và trấn an, điều này làm cho họ dễ bị tổn thương, nhưng lại tạo cho cả hai người một cơ hội để thiết lập một mối quan hệ bền vững.
Điều đáng nói, các ISFJ có thể gặp phải một vài vấn đề khi nói đến tình bạn. ISFJ thường đặt nhu cầu của bạn bè lên trên nhu cầu bản thân. Điều này chưa chắc là một điều xấu (với điều kiện là những người bạn không lạm dụng lòng vị tha của ISFJ), một cách tiếp cận như vậy có thể khiến cho ISFJ bỏ bê nhu cầu của họ. Các ISFJ cần rất nhiều hỗ trợ tinh thần từ bạn bè và nếu sự hỗ trợ này không đến từ bạn bè mà họ đã giúp, các ISFJ sẽ rất đau đớn.
Thứ hai, các ISFJ thường "dính" vào cam kết của mình và làm hết sức mình để thực hiện lời hứa của họ. Đây là một đặc điểm rất lớn, nhưng kèm theo đó là ISFJ không muốn nói "không" khi bạn bè yêu cầu giúp đỡ. Một số người có thể xem đây là một điểm yếu và cố gắng lợi dụng thiện chí của ISFJ - các ISFJ nên giữ đặc điểm này trong vòng kiểm soát.
ISFJ là những người sống hướng nội và họ không dễ cởi mở - tuy nhiên, họ cần vài người bạn thân để thảo luận về các vấn đề quan trọng. Các ISFJ không thích kết bạn với những người mang đặc điểm T hay P , họ thích kết bạn với người mang đặc điểm FJ. Thật ngạc nhiên khi ISFJ cũng có thể có ít nhất một người bạn thuộc loại trực giác N, mặc dù họ có thể gặp khó khăn trong việc kết nối do sự khác biệt giữa loại S và N.
Tóm lại, Các ISFJ rất coi trọng các mối quan hệ cá nhân. Họ thường quan tâm và dành nhiều tình cảm cho người khác và đặt nhu cầu của họ lên trên nhu cầu của mình. Họ rất tận tình và luôn tìm kiếm mối quan hệ lâu dài. Họ là những người đáng tin cậy và luôn cố gắng hết mình để đảm bảo cho mọi việc diễn ra tốt đẹp. Các ISFJ thường khó từ chối giúp đỡ người khác vì vậy họ thường xem việc giúp đỡ người khác là điều hiển nhiên.
Các ưu điểm của ISFJ trong các mối quan hệ:
- Luôn giúp đỡ và muốn làm hài lòng người khác
- Sẽ cố gắng nỗ lực hết sức để hoàn thành nhiệm vụ và bổn phận của mình
- Luôn tận tâm, có xu hướng tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài
- Ấm áp, thân thiện, và gần gũi một cách tự nhiên
- Lắng nghe tốt
- Thành thạo những công việc thực tế và những nhu cầu cơ bản hàng ngày
- Có khả năng tổ chức tuyệt vời
- Giỏi xoay xở tiền bạc (mặc dù vẫn hay dè dặt)
Các nhược điểm của ISFJ trong các mối quan hệ:
- Khó khăn khi rời bỏ các mối quan hệ không tốt
- Không thích thể hiện nhu cầu cá nhân, điều này có thể gây nên sự dồn nén cảm xúc bên trong
- Gặp khó khăn trong việc rời bỏ môi trường thân quen của mình
- Không chú ý đến nhu cầu cá nhân
- Cực kì ghét xung đột và chỉ trích
- Gặp khó khăn trong việc tiếp tục cuộc sống bình thường sau một mối quan hệ đổ vỡ

Recent Posts

Popular Posts

Unordered List

Sample Text

Pages

Blog Archive

Người đóng góp cho blog

Được tạo bởi Blogger.